Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm 05

Thứ tư - 04/09/2019 12:42
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm 05
1. Phạm Đình Hổ - tác giả “Vũ trung tuỳ bút” là người như thế nào?
A. Nhà nho                              B. Nhà nho - quan chức
C. Nhà văn                              D. Nhà văn - quan chức - danh sĩ Bắc Hà

2. “Vũ trung tuỳ bút” viết bằng chữ gì?
A. Chữ Hán                             B. Chữ Nôm                  C. Chữ Quốc ngữ

3. Có thể hiểu đúng nghĩa tên tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” là thế nào?
A. Tuỳ bút viết trong mưa
B. Tuỳ bút viết dưới mưa
C. Tuỳ bút viết trong những ngày mưa
D. Cả A, B, C đều đúng.

4. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” có mấy nội dung?
A. Phản ánh đời sống xa hoa của chúa Trịnh (Trịnh Sâm)
B. Kể lại sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh
C. Gồm cả 2 nội dung A và B.

5. Hành động nào, việc làm nào nói lên cuộc sông ăn choi cực kì xa hoa của chúa Trịnh Sâm?
A. Thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm và núi Dũng Thúy.
B. Liên miên xây dựng đình đài.
C. Mỗi tháng ba bốn lần ra chơi cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ; quan lại, binh lính, nội thần đón rước dàn vòng quanh bốn mặt hồ đông vui như hội. 
D. Thuyền ngự dạo chơi, cảnh các quan hỗ tụng đại thần mua bán, cảnh hoà nhạc của bọn nhạc công trên gác chuông chùa Trấn Quốc, dưới các gốc đa, bến đá quanh hồ diễn ra tưng bừng.
E. Tất cả A, B, C, D.

6. Câu văn này nói lên sự thật gì về Chúa?
Buổi ấy, bao nhiêu những loài trán cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.”
A. Chúa rất yêu thích thiên nhiên, yêu thích cái đẹp.
B. Chúa ăn chơi xa hoa cùng cực.
C. Chúa đã dùng uy quyền để tước đoạt tài sản của dân chúng để sống xa hoa, hưởng thụ.

7. Câu văn này có ý nghĩa gì?
Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”.
A. Là một câu văn hay, miêu tả cảnh vật.
B. Chọn chi tiết đặc sắc, điển hình và kín đáo phê phán hiện thực.
C. Có giá trị dự báo sự sụp đổ của cơ nghiệp chúa Trịnh.
D. Cả B và C.

8. Hành động nào nói lên việc ăn cướp, tước đoạt của bọn hoạn quan, cung giám của chúa Trịnh Sâm?
A. Dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt, khướu hay thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào.
B. Cho bọn tay chân lẻn đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để doạ lấy tiền.
c. Phá nhà huỷ tường của dân để khiêng vật phụng thủ ra nếu đó là hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.

9. Việc “bà cung nhân ta” sai chạt cây lê “cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng”, hai cày lựu trắng, lựu đỏ “lúc ra quả trông rất đẹp” là vì cớ gì? Có ý nghĩa gì?
A. Phòng xa để tránh khỏi tai vạ.
B. Không muốn đem cung phụng Chúa.
C. Sự nhũng nhiễu, ăn cướp của Chúa và bọn quan lại tay chân rất trắng trợn, bất cứ ai cũng phải phòng xa để tránh tai vạ.

10. Theo em, đánh giá nào đúng nhất về giá trị tư tưởng bài tuỳ bút “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
A. Phê phán thói ăn chơi xa hoa hưởng lạc của bọn vua chúa thời Lê - Trịnh. 
B. Vạch trần tệ nhũng nhiễu, tước đoạt và bộ mặt gian hiểm của lũ hoạn quan, cung giám.
C. Bày tỏ lòng thương cảm đối với nhân dân.
D. Dự báo sự sụp đổ của cơ nghiệp Lê - Trịnh.
E. Tất cả đều đúng.

11. Ý kiến nào đúng và đầy đủ khi giới thiệu về tác phẩm “Hoàng Lê nhài thống chí”?
A. Là cuốn tiểu thuyết lịch sử.
B. Là cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi.
C. Là cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán của “Ngô gia văn phái”.

12. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân và duyệt binh truyền hịch tại Nghệ An nhằm mục đích gì?
A. Để chính vị hiệu và giữ lấy lòng người.
B. Kích thích sĩ khí tướng sĩ ba quân.
C. Nêu cao ý chí tự lập tự cường, quyết chiến quyết thắng giặc Thanh xâm lược.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.

13. Sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta được tái hiện trong Hồi 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”?
A. Chiến công oai hùng của Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.
B. Sự thất bại nặng nề, nhục nhã của Tôn Sĩ Nghị và quân cướp nước.
C. Bộ mặt xấu xa, nhơ nhuốc và cuộc chạy trốn thảm hại của bọn bán nước cầu vinh Lê Chiêu Thống.
D. Cả A, B, C đều được tái hiện.

14. Các chi tiết dưới đày nói lên điều gì?
- Tại làng Hà Hồi, nghe tiếng loa của quân ta gọi, giặc Thanh “rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết”.
- Tại đồn Ngọc Hồi, Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết, quân Thanh “chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối”.
- Tại đầm Mực, làng Quỳnh Đô, hàng vạn giặc Thanh bị voi quân ta giày đạp chết thây chất thành đống.
A. Quân ta tiến đánh như vũ bão, chiến thắng giòn giã.
B. Quân Thanh xâm lược bị thất bại thảm hại, bị tiêu diệt nặng nề.
C. Cả A và B đều đúng.

15. Đoạn văn sau đày nói lên điều gì về Tôn Sĩ Nghị và lũ quan quân giặc Thanh xâm lược?
“Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dần bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng Bắc mà chạy.
Quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”.
A. Cảnh giặc thất trận, tháo chạy hỗn loạn.
B. Giặc Thanh thất bại nặng nề, bạt vía kinh hồn, tháo chạy.
C. Giặc hoảng hồn, tan tác, giày xéo, xô đẩy nhau, rơi xuống nước chết rất nhiều làm tắc nghẽn sông Nhị Hà.
D.Tất cả A, B, C đều đúng.

16. Từ vựng của tiếng Việt rất giàu có, đã và đang được xây dựng, phát triển từ những nguồn nào?
A. Từ thuần Việt                                B. Từ mới được sáng tạo
C. Từ mượn tiếng nước ngoài            D. Gồm A, B và C

17. Từ tiếng Việt được mượn của tiếng nước ngoài nào nhiều nhất?
A. Tiếng Pháp                                    B. Tiếng Hán
C. Tiếng Nga                                     D. Tiếng Anh

18. Từ ngữ trong bài ca dao sau đây được lấy từ những nguồn nào?
Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu,
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?
A. Từ thuần Việt                                         B. Từ Hán Việt
C. Từ ngữ mới được sáng tạo                       D. Từ Việt cổ

19. Những từ in đậm trong bài thơ sau đây có phải là từ Hán - Việt không?
Thăng Long thành hoài cổ
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vần trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh dấy người dây luống đoạn trường.
                                          Bà Huyện Thanh Quan
A. Không đúng                                 B. Đúng 

20. Lời tuyên bô sau đây cua Chủ tịch Hồ Chí Minh được sử dụng bằng những từ ngữ nào?
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cá tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
                                                                   Tuyên ngôn Độc lập
A. Chỉ có từ thuần Việt
B. Chỉ toàn từ Hán - Việt
C. Vừa có từ thuần Việt vừa có từ Hán - Việt

ĐÁP ÁN
1.D 2.A 3.D 4.C 5.E
6.C 7.D 8.D 9.C 10.E
11.C 12.D 1.D 14.C 15.D
16.D 17.B 18.A 19.B 20.C

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây