Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Từ mượn

Thứ hai - 28/10/2019 12:14
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tiếng việt, chương I; Từ vựng - Từ mượn

I - NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Thế nào là từ mượn ?
Trong quá trình giao lưu văn hoá, chính trị, kinh tế, sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa dân tộc này với dân tộc khác là đương nhiên. Trong quá trình đó, ngôn ngữ này vay mượn từ của ngôn ngữ khác để làm giàu cho tiếng của mình nhằm diễn đạt đầy đủ, chính xác suy nghĩ của con người. Quá trình vay mượn đó xảy ra liên tục, xuyên suốt từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Tuy nhiên các từ được vay mượn có hiện tượng "nhập gia tuỳ tục" nghĩa là có hình thức âm thanh cũng như ngữ pháp phù hợp với hệ thống ngôn ngữ của mình.


Chính sự vay mượn lâu đời mà ngày nay chúng ta khó biết từ nào là của tiếng Việt, từ nào là vay mượn. Từ nào có hình thức ngữ âm và ngữ pháp giống tiếng Việt ta cho là từ thuần Việt. Từ nào có hình thức ngữ âm và ngữ pháp khỏng giống tiếng Việt là từ mượn.

Trong tiếng Việt các từ một tiếng có nguồn gốc nước ngoài khi vào Việt Nam nếu được Viêt hoá hoàn toàn do từ Việt Nam không có, người Việt chúng ta cho là từ thuần Việt.

Ví dụ : - điện, sinh, tùng, bách, táo, lê.... là từ gốc Hán.
- săm, lốp, xô,... là từ gốc Pháp.

Tất cả các từ trên đây người Việt Nam ta đều có cảm giác là từ thuần Việt. Chỉ có từ hai tiếng trở lên lúc đó ta mới cần phân biệt từ thuần Việt với từ vay mượn bởi vì các từ này khác với từ phức thuần Việt. Các từ phức vay mượn hầu hết đều do các tiếng không độc lập, tức không hoạt động tự do tạo thành.

Ví dụ : giang sơn, quốc gia, bảo quản, hải quân, hải cảng, hải cẩu, hải âu, hải sản, cà phê, xà phòng, sơ mi, ti vi, tốp ten.

2. Các loại từ mượn
a) Từ mượn tiếng Hán (từ Hán Việt)
Các từ một tiếng trong tiếng Việt dù là mượn tiếng Hán đều được coi là từ thuần Việt.

Ví dụ : đầu, vua, chúa, tùng, trúc, cúc, mai,...
Từ mượn tiếng Hán chủ yếu là những từ phức gồm hai tiếng trở lên ta mới cần phân biệt với từ thuần Việt.

Ví dụ : giang sơn, hải cảng, tham quan, quốc gia, trường xa (xe dài), siêu trường (dài quá mức bình thường), siêu trọng (nặng quá mức), siêu cầu thủ.
Từ Hán Việt có những đặc điểm sau đây :
+ Từ Hán Việt là một kết hợp chặt chẽ gồm hai tiếng trở lên, trong đó mỗi tiếng đều có nghĩa.

Ví dụ : quốc gia, quốc tế, quốc kế, gia bảo, quốc bảo.
+ Mỗi tiếng trong từ Hán Việt đều có nghĩa tương đương với một từ đơn thuần Việt.

Ví dụ : giang sơn : giang / sông ; sơn /núi
hải đăng : hải / biển; đồ / bản đồ

Nguyên nhân là mỗi tiếng trong từ ghép Hán Việt vốn là những từ đơn gốc Hán, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, do ở Việt Nam đã có từ đồng nghĩa rồi, nên nó không thể dùng độc lập được mà chỉ trở thành yếu tố cấu tạo từ mà thôi. Còn những từ đơn gốc Hán mà tiếng Việt không có như tùng, trúc, cúc, mai,... thì nó du nhập vào tiếng Việt dễ dàng và được coi là lừ thuần Việt vì tiếng Việt không có từ tương đương.

+ Trong từ phức Hán Việt, một tiếng gốc Hán thường kết hợp với nhiều tiếng khác để tạo thành một từ khác.

Ví dụ : - giả : khán giả, thính giả, độc giả, tác giả.
- gia : thi gia, triết gia, danh gia, phú gia,...
- thảo : bách thảo, phương thảo (cỏ thơm), thu thảo (cỏ thu),
thanh thảo (cỏ xanh), thảo am (miếu bằng cỏ), thảo nguyên (đồng cỏ).

+ Trật tự giữa các tiếng trong danh từ Hán Việt thường là trật tự từ ngược với tiếng Việt. ở tiếng Việt yếu tố chính đứng trước có nghĩa khái quát, yếu tố sau có nghĩa thu hẹp.

Ví dụ : bánh chưng, bánh ngọt, bánh ít, bánh giầy.
Ở tiếng Hán, yếu tố chính thường đứng sau.

Ví dụ : thảocỏ, thumùa thu, thu thảocỏ mùa thu, thanhxanh, thanh thảocỏ xanh, camngọt, cam thảo là cỏ ngọt.

+ Quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép Hán Việt rất chặt chẽ làm thành một khối dọc lên nghe rất trang trọng.Vì vậy, khi cần khái quát trang trọng ta nên dùng từ Hán Việt, còn bình thường ta nên dùng từ thuần Việt


So sánh:    - sẵn sàng, tề chỉnh, uy nghi }   Trang trọng                
Bác đồng chật đất tinh kì rợp sân.}  Trang trọng  

Sè sè nấm đất bên đường   }           Bình thường
Dàu dàn ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
}   Bình thường


                                                    (Nguyễn Du)

- Thủ tướng cùng phu nhân ra đón đoàn }  trang trọng
-  Anh Hai cùng vợ đi chợ mua đồ đạc. }  bình thường

b) Từ mượn các ngôn ngữ khác
Ngoài các từ mượn tiếng Hán, tiếng Việt còn mượn nhiều tiếng nước ngoài khác.

Ví dụ : Mượn tiếng Pháp như : cà phê, ca cao, bít tết, xà phòng, đăng ten, ki lô gam, xăng ti mét, cao su,...
Mượn tiếng Anh : in-tơ-nét, ti vi, mít tinh,...
Mượn tiếng nước ngoài qua tiếng Hán : Phật, niết bàn, Thích Ca, Di Lặc, kinh tế, chính trị, xô viết,...

Các từ mượn này có các đặc điểm như sau :
+ Các tiếng trong từ mượn nhìn chung người Việt cho là không có nghĩa. Nghĩa của từ là nghĩa của cả khối.
+ Các tiếng trong từ phức loại này cũng không có quan hệ ngữ âm với nhau, hình thức ngữ âm được đơn tiết hoá hay rút gọn.

Ví dụ : ăng-vơ-lốp —> lốp, Ních-Xơn —> Ních

c) Cách dùng từ mượn
Vay mượn từ là một hiện tượng tất yếu của các ngôn ngữ trên thế giới. Chính việc vay mượn từ nước ngoài làm giàu cho vốn từ tiếng Việt. Chúng ta không nên từ chối việc vay mượn từ của nước khác vì nó sẽ làm nghèo nàn và sai lêch tiếng Việt.

Ví dụ : du là chơi, kích là đánh, ta không thể nói du kích là "đánh chơi" được.
Độc là một, lập là đứng, độc lập không thể nói là "đứng một" được.
Khi dùng từ vay mượn ta phải theo các nguyên tắc sau :
+ Không được lạm dụng từ vay mượn.
Những từ nào tiếng ta có mà dùng đúng, dùng chính xác thì dùng từ tiếng ta, không dùng từ mượn.

Ví dụ : - Phải nói đánh đầu không nôn nói tét.
- Phải nói xin chào không nên nói hê lô.
- Khi bình thường, nên nói xem xét không nên nói quan sát.
- Nên dùng mặt, phía thay cho phương diện.
+ Dùng từ thuần Việt hay lừ vay mượn phải dùng đúng lúc, đúng chỗ thì mới có giá trị. Cha ông ta dùng từ Hán Việt và từ thuần Việt rất đúng lúc đúng chỗ, vì vậy cả từ Hán Việt cũng như từ thuần Việt đều phát huy hết tác dụng.

Ví dụ : Khi đặt tên cho con phải là Sơn, Thuỷ, Hùng, Hoàng, Thanh, Xuân, Thông, Hiếu, Nghĩa, Lỗ, Trí, Đức,... Vì đó là những từ gốc Hán mang màu sắc trang trọng.
Khi đặt tên cho chợ thì toàn là từ thuần Việt: Chợ Cọi, Chợ Bông, Chợ Nướt, Chợ Mơ, Chợ Hôm, Chợ Mai, Chợ Quán, Chợ Cầu, Chợ Rạp,... Vì tên chợ thì không cần trang trọng, đặt tên như vậy thật là gần gũi bình dị.

d) Cách giải thích từ Hán Việt
Muốn giải thích dược từ Hán Việt ta tìm nghĩa của từng tiếng rồi ghép chúng lại.
Ví dụ : - hải quân : hải là biển, quân là quân đội, hải quân là quân đội canh biển.
-Hải sản : sản là sản vật, hải sản là sản vật lấy từ biển.
Khi một từ phức Hán Việt có các tiếng là những từ đơn tạo thành ta chỉ cần đảo ngược trật tự là hiểu nghĩa của từ đó.
Ví dụ : dân ý là ý dân, vô tướng là tướng võ, cao điểm là điểm cao.

II - BÀI TẬP
1. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn ?
đầu, não, tuỷ, dân, ông, bà, cô, cậu, hổ, báo, xã, ấp, tỉnh, huyện, phố, thành, quần, nhung, sách, táo, lê, tùng, bách, lễ, nghĩa, đức, tài, xô, lốp, phanh, sút, gôn, giang sơn, Tổ quốc, khôi ngô, thuỷ cung, tập quán, cai quản, ghi đông, pê đan, may ơ.

2. Em hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Con Rồng cháu Tiên. Giải nghĩa các từ Hán Việt mà em tìm được. ?
3. Tìm các từ Hán Việt trong truyện Bánh chưng, bánh giầy. Giải nghĩa các từ đó.

4. Hãy giải nghĩa các từ sau :
Sứ giả, học giả, khán giả, thính giả, độc giả, diễn giả, tác giả, tác gia, nông gia, văn gia, thi gia, dịch gia, triết gia.

5. Tại sao không có các từ: khán giả, thính giả, độc giả ?

6. Từ tiếng thu trong thu thảo, hãy tìm những từ Hán Việt có tiếng thu.

7. Cho hai bài thơ sau đây :

 
THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tèo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được
đâu đớp dộng dưới chân bèo.
                                                 (Nguyễn Khuyến)

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn
Gác mái ngư ông về viễn ph
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ th
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
                                                            (Bà Huyện Thanh Quan)
a) Hai bài thơ có gì khác nhau về cách dùng từ ?
b) Đọc hai bài thơ, em có cảm nhận gì ?

8. Cho các từ sau : cha mẹ, phụ huynh, thu thảo, li hương, xa quê, sơn, núi, thi nhân, thi gia, phu nhân, bà xã. Hãy điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

- Kính gửi ………………em
- Cô ấy có tên là …………...
-……………….là tên bạn ấy
- Anh mời……………..sang đây uống nước

9. Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau đây:
thiên địa. giang sơn, huynh đệ, nhật dạ, phụ tử, phỏng vấn, quốc gia, tiền hậu, tiến thoái, cường nhược, sinh tử, tồn vong, mĩ lệ, sinh nhật, ca sĩ, hải quân, phụ huynh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây