Hướng dẫn học Văn 8, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Thứ bảy - 21/09/2019 05:50
Hướng dẫn học Văn 8, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
A. TÌM HIỂU CHUNG
I. Tác giả
Phan Bội Châu tên thưở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ hai mươi. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường: Hải ngoại huyết thư (thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán), Văn tế Phan Châu Trinh (chữ Nôm), Phan Bội Châu niên biểu (hồi kí chữ Hán)...

II. Thể loại
Bài thơ này được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - một thể thơ luật quen thuộc quy định chặt chẽ về vần, niêm, đối.

III. Bố cục
Phân tích bài thơ theo bố cục bốn phần của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: đề thực, luậnkết.

B. GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
I. Nội dung
1. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:
vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ như của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.

2. Hai câu tiếp, tác giả tự ngẫm về thân thế của mình. Một cuộc đời bôn ba đầy sóng gió. Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi. Trên hành trình ấy, ông đã phải trải qua biết bao cay đắng, cực khổ. Phan Bội Châu tự nói về cuộc đời bôn ba chiến đấu của mình một cuộc đời sóng gió và đầy bất trắc bằng giọng điệu trầm (nhằm diễn tả nỗi đau cố nén):
Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chì vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nồi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường.

3. Hai câu thơ 5 - 6 là khẩu khí của bậc anh hùng, hào kiệt:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Dù có bị rơi vào tình trạng bi kịch như thế nào, nhưng chí khí của người anh hùng vẫn không dời đổi, vẫn một lòng cứu nước, cứu đời, vẫn ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn khủng bố tàn bạo của kẻ thù
Lối nói khoa trương đã tham gia tích cực vào việc tạo nên cái tầm vóc lớn lao, nở ra cái chiều kích vũ trụ của người anh hùng. Nó kích thích mạnh mẽ cảm xúc của người đọc và tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật lớn.
4. Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
 Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.

II. Nghệ thuật
Bài thơ tuy được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, song giọng điệu khá mới mẻ. Giọng điệu bài thơ không phải là giọng nghiêm trang, mẫu mực trong thơ cổ mà là giọng đùa vui hóm hỉnh, xen lẩn sự ngạo nghễ hào hùng.

III. Ý nghĩa
Bằng giọng hào hùng, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất vượt lên trên tù ngục khốc liệt của người chiến sĩ cộng sản.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây