Hướng dẫn học Văn 8, Viết bài tập làm văn số 3: Văn thuyết minh

Thứ bảy - 21/09/2019 05:48
Hướng dẫn học Văn 8, Viết bài tập làm văn số 3: Văn thuyết minh
Viết bài tập làm văn số 3: Văn thuyết minh
(làm tại lớp)
I. THAM KHẢO CÁC ĐỂ BÀI
Đề 1: Thuyết minh về kính đeo mắt.
Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
Đề 3: Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
Đề 4: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

II. GỢI Ý DÀN BÀI
1. Hướng dẫn chung
- Quan sát, tìm hiểu trước các đối tượng thuyết minh.
- Tìm đọc tài liệu, thu thập kiến thức về các đối tượng sẽ thuyết minh.
- Lập dàn ý theo bố cục ba phần.
- Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung.

2. Hướng dẫn cụ thể
Đề 1:
A) Mở bài:
Giới thiệu về chiếc kính đeo mắt (nội dung gần gũi, hữu ích đối với nhiều người,...).
B) Thân bài:
- Kính đeo mắt có tác dụng gì? (bảo vệ mắt, thời trang,...).
- Kính đeo mắt có những loại nào? Kính thời trang, kính thước,...).
- Kính đeo mắt có những bộ phận mào? (giới thiệu từng bộ phận của kính: cấu tạo, tác dụng,...).
- Cách sử dụng và bảo quản kính đeo mắt.
C) Kết bài:
Khẳng định vai trò của kính đeo mắt đối với cuộc sống con người.
Đề 2:
A) Mở bài:
Giới thiệu chiếc bút trong sự gắn bó với sự phát triển của đời sống con người.
B) Thân bài:
- Nêu những tác dụng của chiếc bút?
- Bút máy (hoặc bút bi) có những loại nào?
- Mỗi chiếc bút máy (hoặc bút bi) thường có những bộ phận nào (mô tả lại chi tiết từng bộ phận đó).
- Mỗi bộ phận trong chiếc bút có tác dụng gì trong việc cấu tạo nên chiếc bút nói chung.
- Thuyết minh về cách sử dụng bút máy (hoặc bút bi).
- Cách giữ gìn và bảo quản bút.
C) Kết bài:
Khẳng định lại vai trò của chiếc bút đối với đời sống của chúng ta.

Đề 3:
A) Mở bài:
Giới thiệu chung về đôi dép lốp kháng chiến ("Đôi dép Bác Hồ").
B) Thân bài:
- Giới thiệu xuất xứ tên gọi của đôi dép lốp kháng chiến (ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ).
- Giới thiệu về hình dáng, các bộ phận, chất liệu của chiếc dép lốp kháng chiên,...
- Những chiếc dép lốp ấy phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến lúc đó như thế nào (tác dụng thiết thực của chiếc dép lốp kháng chiến).
- Chiếc dép lốp kháng chiến thời đó nay đã được cải biến thành chiếc dép lốp thời trang như thế nào?
C) Kết bài:
Hình ảnh đầy ý nghĩa của chiếc dép lốp kháng chiến (biểu tượng cho sự kiên trì, gian nan, bền bi, giản dị,... của Bác Hồ và của các anh bộ đội) đối với ngày nay.

Đề 4:
A) Mở bài:
Chiếc áo dài là... (nêu một định nghĩa về chiếc áo dài Việt Nam).
B) Thân bài:
- Giới thiệu khái quát về chiếc áo:
+ Hình dáng, các màu sắc (màu truyền thống thường là gì?).
+ Nguyên liệu làm nên chiếc áo (rất đa dạng: từ bình dân đến sang trọng,...).
+ Kiểu cách của chiếc áo dài thường được may như thế nào?
- Các giá trị của chiếc áo dài: giá trị sử dụng, giá trị văn hoá (để làm quà, để biểu diễn nghệ thuật,...).
- Ý nghĩa biểu tượng của chiếc áo dài Việt Nam (biểu tượng cho vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam).
C) Kết bài:
- Cảm nghĩ riêng của bản thân về chiếc áo dài dân tộc.
- Cần giữ gìn nét đẹp văn hoá này của người Việt ra sao?
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây