Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm

Thứ ba - 03/09/2019 05:54
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm
1. Văn bản nhật dụng là văn bản có nội dung mang tính chất thời sự nóng bỏng, phản ánh những vân đề câp thiết đến cuộc sông cộng đồng, đã và đang được đông đảo công chúng quan tâm. Vậy bài “Tuyên bố về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em” có phải là một văn bản nhật dụng không?
A. Là một văn bản nhật dụng.
B. Không phải là một văn bản nhật dụng.

2. Vấn đề mà văn bản “Tuyên bố thế giới...” nêu lên là gì?
A. Về sự sống còn của trẻ em.
B. về quyền được bảo vệ của trẻ em.
C. Về phát triển của trẻ em.
D. Tất cả 3 vấn đề A, B, C.

3. Một văn bản nghị luận cần có những nhân tô nào?
A. Nêu lên vấn đề.
B. Có một hệ thống luận điểm và luận cứ. 
C. Lập luận (trình bày lí lẽ).
D. Thể hiện quan điểm về vấn đề nêu lên.
E. Phải có tất cả các nhân tố A, B, C, D.

4. Xét về phương thức biểu đạt, bài “Tuyên bố về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em” thuộc kiểu văn bản nào?
A. Miêu tả                                                            B. Tự sự
C. Biểu cảm                                                         D. Nghị luận

5. Trong “mục 2” của bản tuyên bố có ghi như sau:
“Tuổi chủng (tất cả trẻ em) phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”.
Nội dung này nói lên điều gì?
A. Nghĩa vụ của toàn xã hội
B. Quyền của trẻ em
C. Nghĩa vụ của trẻ em
D. Tương lai của trẻ em

6. “Sự thách thức” mà bản tuyên bố đưa ra bao gồm những gì?
A. Hằng ngày có vô số trẻ em trên thế giới bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài...
B. Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm họa của đói nghèo và Khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp..., phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài...
C. Mỗi ngày, có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, và mắc phải (AIDS) hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma tuý.
D. Tất cả A, B, C.

7. Trong phần “Nhiệm vụ”, các Điều 10, 11, 13 nói lên nhiệm vụ gì của tất cả các nước đối với trẻ em?
A. Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
B. Chăm sóc nhiều hơn và hỗ trợ mạnh mẽ hơn trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
C. Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để cho một em nào mù chữ.
D. Tất cả ba nhiệm vụ A, B, C

8. Có bao nhiêu phương châm hội thoại?
A. Hai                   B. Ba                    C. Bốn                   D. Năm

9. Câu tục ngữ: “Gọi dạ, bảo vâng” và những từ ngữ như: “Thưa”, “kính thưa” nhắc nhở chúng ta điều gì khi giao tiếp?
A. Cách xưng hô                                         B. Phương châm quan hệ 
C. Phương châm lịch sự                               D. Phương châm cách thức

10. Trong câu hỏi sau, câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
A. Nói với ai?                                              B. Nói để làm gì?
C. Nói khi nào?                                            D. Nói ở đâu?
E. Nói với thái độ như thế nào?

11. Câu “Nói tùy nơi, chơi tuỳ chốn” lưu ý chúng ta đặc điểm nào của tình huống giao tiếp?
A. Nói để làm gì?                                        B. Nói ở đâu?
C. Nói khi nào?                                          D. Nói với ai?

12. Câu: “Gọi dạ, bảo vâng” nhắc nhở chúng ta giữ gìn phương châm nào trong hội thoại giao tiếp?
A. Phương châm về lượng                                     B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ                                       D. Phương châm lịch sự

13. Câu tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” lưu ý mọi người phải đăc biệt chú ý đến phương châm hội thoại nào lúc giao tiếp?
A. Phương châm về lượng                           B. Phương châm về chất
C. Phương châm cách thức                          D. Phương châm quan hệ
E. Phương châm lịch sự                               F. Không có phương châm nào

14. Câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” nhắc nhở chúng ta giữ gìn phương châm nào trong hội thoại giao tiếp?
A. Phương châm về lượng                                    B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ                                      D. Phương châm lịch sự

15. Trong mẩu chuyện “Con Chồn và con Gà trống”, để đánh lừa con Gà trống, con Chồn đã lập mưu. Có thể nói, nó đã có ý thức vi phạm phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
Con Chồn và con Gà trống
            Một hôm, con Chồn gặp con Gà trống ở bụi tre. Gà sợ, kêu rối rít. Chồn cũng sợ chủ nhà họ bắt được thì họ đập chết. Chồn bèn lấy lời ngon ngọt dỗ Gà rằng: “Sao bác lại gắt gỏng như vậy? Tôi với bác là họ hàng bà con với nhau cả đấy mà”. Gà thấy Chồn nói dễ nghe, cất tiếng gáy vui vẻ lắm. Chồn khen nức nở: “ôi chao! Bác gáy sao mà hay thế! Song tôi còn nhớ xưa ông nhà ta gáy còn hay hơn mấy, vì lúc cụ gáy cụ cứ nhắm mắt lại”. Gà lại gáy, nhưng vẫn còn ngờ vực, chỉ nhắm có một mắt thôi. Chồn ở dưới làm như gõ nhịp, vừa cười vừa nói: “Ôi chao ôi hay! Hay quá! Nhưng nếu bác nhắm cả hai mắt lại mà gáy thì tôi chắc bao nhiêu gà ở xung quanh đáy nghe tiếng chỉ những nổi cơn ghen lên mà chết!”. Gà đắc ý nhắm tít cả hai mắt lại định gáy cho thật hay, nhưng vừa há mỏ, Chồn đã nhảy chồm lên cắn cổ mà tha về tổ để ăn thịt.
          Ôi! “Mật ngọt chết ruồi!”. Hay ưa nịnh hót có khi hại đến thân.
(Trích Quốc văn giáo khoa thư) 
A. Phương châm vể lượng                                    B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ                                      D. Phương châm cách thức

16. Câu tục ngữ “Một lời nói dối sám hối chín ngày” nhằm khuyên nhủ người đời lúc giao tiếp cần phải chú ý đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng                           B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ                            D. Phương châm lịch sự

17. Đọc đoạn tho sau đây rồi cho biết lời thề của “non nước” đã thể hiện đúng phương châm hội thoại nào?
“Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non còn nước vần còn thề xưa”.
                                            (“Thể non nước”- Tản Đà)
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm lịch sự
D. Phương châm quan hệ, tính chất
F. Phương châm về cách thức

18. Trước khi đánh cướp, Lục Vân Tiên đã nói với những người dân lánh nạn:
“Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này! “
                                                                                    (Truyện Lục Vân Tiên)
A. Phương châm về chất
B. Phương châm cách thức
C. Phương châm quan hệ
D. Gồm A, B , C

19. Câu người vợ nghèo nói với chồng đã thể hiện phương châm hội thoại nào?
“Tay bưng chén muối, đĩa gừng,
Gừng cay, muối mặn xin dừng quên nhau”

A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm lịch sự
E. Phương châm cách thức
F. Gồm A, B, C, D, E

20. Câu tục ngữ trong các ví dụ sau đây không nêu lên bài học về phương châm hội thoại và ứng xử?
A. Học ăn học nói, học gói học mở
B. Nói gần, nói xa chẳng qua nói thật
C. Một câu nhịn, chín câu lành
D. Đàn ông cười hoa, đàn bà cười nụ
E. Nói hay hơn hay nói
F. Chim khôn chưa bắt đã bay – Người khôn ít nói, ít hay trả lời

ĐÁP ÁN
 
1. A 2. D 3. E 4. D 5. B 6. D 7. D 8. D 9. A 10. E
11. B 12. D 13. E 14. B 15. B 16. B 17. D 18. D 19. F 20. D
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây